Thứ nhất: Một sản phẩm tốt đến từ sự đóng góp của rất nhiều đội nhóm, và tất cả những nhóm đó đều đóng góp tốt cho user experience của 1 sản phẩm. Vai trò của đội Thiết kế về UI và UX của tất cả những sản phẩm tốt đều không quá nổi bật hoặc tương đương tầm quan trọng của các nhóm khác trong sản phẩm như BA, EM, QC, IT... Điều này chứng tỏ sự hiểu biết về sản phẩm, hiểu về người dùng, và tất cả dữ liệu nghiên cứu tốt của sản phẩm đều được đóng góp qua nhiều kênh, và người UX/UI Designer có nhiệm vụ xử lý và đưa ra giải pháp với kỹ năng thiết kế hình ảnh của mình.
Thứ hai: Những quy trình của mỗi sản phẩm, đội, nhóm thường có ít điểm chung và đều là biến thể của những quy trình "chuẩn". Không có một quy trình mẫu cho sản phẩm, nó rõ ràng tuỳ thuộc và tính chất, quy mô và cách vận hành sản phẩm. Chính vì thế việc thông thạo những quy trình làm việc "chuẩn" đôi khi những người ux designer tự làm khó mình khi trải qua những môi trường linh hoạt như kể trên.
Thứ ba: Về cơ bản, công việc của một người làm thiết kế hình ảnh là xử lý những yêu cầu, dữ liệu đầu vào để tạo nên một thiết kế giải quyết những vấn đề được đưa ra. Nếu những người thiết kế hình ảnh quá để tâm tới những việc khác (nghiên cứu, nội dung, bối cảnh... được nhắc ở điểm 1) họ không những dẫm chân lên những công việc của nhóm khác mà còn xao lãng công việc chính của mình - Và ai cũng biết UI tốt cũng là 1 trong những yếu tố tạo nên UX tốt.
Tóm lại là một người thiết kế UX/UI bạn cần biết nhiều về các kiến thức liên quan tới công việc của mình. Nhưng theo tôi các bạn nên sử dụng những kiến thức đó là những kỹ năng bổ trợ cho bạn trong quá trình thiết kế. Chúng ta biết về User-center để biết bỏ cái tôi qua 1 bên, chúng ta biết tới User Research để bỏ qua việc dùng trải nghiệm của mình đánh giá sản phẩm. Chúng ta biết dùng Psychology để đưa ra quyết định đúng trong thiết kế và cũng để thuyết phục khách hàng. Chúng ta biết về Quy trình để biết rằng công việc chúng ta làm tốt nhất điểm mạnh của mình.
(Fb Trần Nam Việt)